Khi trẻ 7 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm blw. Điều này sẽ đem tới các ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bạn không biết chế độ ăn dặm blw chuẩn? Thông tin dưới đây bTaskee sẽ cung cấp đa dạng thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng để bạn tiện tham khảo.
Ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning - BLW) là sự tự quyết định chọn đồ ăn thức uống và cách ăn uống của trẻ. Cụ thể, khi tuân theo xu hướng này, trẻ sẽ tự lựa chọn món ăn yêu thích, thứ tự ăn uống các món, tự do ăn bốc theo ý muốn,...
Để trẻ ăn dặm tự chỉ huy thành công, cha mẹ không được ngăn cản hành vi ăn uống của trẻ để bé có cơ hội khám phá và việc ăn uống tự nhiên.
Khi bé ăn dặm tự chỉ huy, cha mẹ nên ở bên cạnh để bé có thêm niềm hứng thú và động lực để thưởng thức bữa ăn của mình theo cách thức riêng.
Khi được 7 tháng tuổi, bé sẽ có sự thay đổi nhất định trong hành vi như:
Có thể tự ngồi và vịn vào điểm tựa để đứng dậy.
Tập và biết bò.
Cầm rồi đập hai vật vào nhau.
Cầm và chuyền vật từ tay này sang tay kia.
Nhặt đồ.
Quay về phía có âm thanh hoặc lúc được gọi.
Bập bẹ nói.
Tự ăn.
Chơi trò ú òa với người nhà.
Vươn mình lấy đồ.
Biết hoan hô và vỗ tay.
Giấu mặt nếu từ chối.
Che mặt lúc cha mẹ rửa mặt cho.
Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy của trẻ nhìn bề ngoài tưởng chừng nhỏ nhặt và bình thường, nhưng thực ra là phương thức giáo dục trẻ đầy hiệu quả và tính thông minh:
Giúp bé được quyền tự do ăn uống theo mọi cách thức và sở thích. Bé sẽ không bị biếng ăn, khám phá đặc trưng về mùi vị và màu sắc của các loại món ăn.
Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tiếp cận, xử lý thức ăn, nhận biết và phân biệt thức ăn bằng các giác quan.
Giúp trẻ mở rộng hình dung về thế giới dựa vào những lần chơi đùa với đồ ăn.
Rèn giũa khả năng hoạt động linh hoạt của đôi tay, mắt và miệng thông qua quá trình ăn uống.
Khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy, đặc biệt là trẻ 7 tháng chậm tăng cân, chúng ta cần lưu ý các nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Thức ăn
Lựa chọn thức ăn vừa giàu dinh dưỡng, vừa phù hợp với sở thích ăn uống của trẻ.
Lựa chọn thức ăn phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe thể chất trẻ.
Điều chỉnh kích thước và hình dạng thức ăn sao cho phù hợp với độ rộng miệng trẻ.
Tránh cho trẻ ăn dặm quá nhiều muối, đường,... Vì hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ sẽ khó đào thải nhiều chất, từ đó trẻ bị tiêu chảy, đau bụng,..
Cách ăn
Cha mẹ có thể đặt trẻ ngồi trên ghế. Mục đích là huấn luyện trẻ làm quen với tư thế ngồi thẳng lưng khi đang trong giờ ăn uống.
Đừng để trẻ ăn lúc bé thể trạng và tâm trạng không tốt. Lúc này bé sẽ không có hứng ăn, nếu ăn uống sẽ không có cảm giác ngon miệng.
Đừng can thiệp vào các lần ăn uống của trẻ. Nếu không, trẻ sẽ lúng túng hoặc khó chịu dẫn đến mất cảm giác thèm ăn và ngon miệng khi ăn.
Công việc cơ quan, nội chợ quá bận rộn khiến bạn không có thời gian để chuẩn bị những bữa ăn cho các con? Đừng lo, hãy sử dụng dịch vụ nấu ăn gia đình bTaskee nhé. “Đầu bếp Ong Cam” sẽ mang đến những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhất cho các con và gia đình của bạn.
Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm dịch vụ ngay!
Nguyên liệu
Cách chế biến
Bước 1: Dùng nước làm mềm sandwich. Cắt bỏ viền ngoài bánh.
Bước 2: Thịt thái lát mỏng và chiên/áp chảo với bơ.
Bước 3: Dưa leo rửa sạch, bỏ ruột và cắt thành thanh dài.
Nguyên liệu
Mì sợi.
Thịt lợn nạc.
Cải bó xôi.
Bơ.
Cách chế biến
Bước 1: Luộc mì.
Bước 2: Thịt đập dập, thái lát mỏng và luộc.
Bước 3: Cải rửa, cắt vừa ăn và luộc.
Bước 4: Bơ thái khúc để trẻ tráng miệng.
Nguyên liệu
Ức gà/Đùi gà rút xương.
Bắp non.
Đậu cô ve.
Cách chế biến
Bước 1: Thịt rửa sạch và luộc sơ qua.
Bước 2: Thái thịt, cà rốt, đậu cô ve thành miếng bằng ngón trỏ của trẻ rồi đem đi hấp/luộc cùng bắp non. Cuối cùng vớt ra để nguội.
Nguyên liệu
Cơm chín.
Tôm.
Cách chế biến
Bước 1: Tạo viên cơm bằng ngón nắm tay trẻ.
Bước 2: Bóc vỏ tôm luộc/hấp.
Bước 3: Cắt khúc bông cải xanh nhỏ bằng ngón tay bé rồi hấp.
Bước 4: Cắt chuối thành khoanh vừa đủ để bé cầm.
>> Xem thêm: Hôm Nay Ăn Gì? 55 Menu Hàng Ngày Dinh Dưỡng, Tiết Kiệm
Nguyên liệu
Cách chế biến
Bước 1: Rửa cá hồi, sát khuẩn bằng muối hoặc chanh, gỡ xương và cắt nhỏ thịt cá.
Bước 2: Chiên áp chảo/Hấp cá hồi.
Bước 3: Cà rốt, đậu cô ve, bí đỏ rửa sạch, cắt nhỏ và luộc/hấp.
Nguyên liệu
Bún.
Khoai lang vàng.
Sữa chua (đồ ăn tráng miệng).
Cách chế biến
Bước 1: Chần bún qua nước sôi. Vớt bún ra để ráo nước.
Bước 2: Khoai lang nướng bẻ miếng.
Nguyên liệu
Cơm trắng.
Trứng rán.
Cà rốt.
Lê chín.
Cách chế biến
Bước 1: Cuộn trứng rán thành hình vuông.
Bước 2: Cà rốt được rửa, cắt dài và hấp.
Bước 3: Lê gọt vỏ thái miếng mỏng để bé tráng miệng.
Nguyên liệu
Thịt gà làm sạch.
Mộc nhĩ.
Khoai tây.
Bí đỏ.
Cách chế biến
Bước 1: Băm nhuyễn thịt và mộc nhĩ rồi trộn thành hỗn hợp.
Bước 2: Lấy các phần nhỏ của hỗn hợp vo viên và chiên.
Bước 3: Luộc/Hấp khoai tây và bí đỏ đã cắt khúc.
Nguyên liệu
Trứng gà.
Nui.
Bí ngòi xanh.
Cách tiến hành
Bước 1: Chiên trứng gà.
Bước 2: Luộc nui.
Bước 3: Luộc bí ngòi xanh.
Nguyên liệu
Càng ghẹ.
Su su luộc.
Cách chế biến
Bước 1: Luộc càng ghẹ đã rửa. Lọc lấy thịt ghẹ.
Bước 2: Luộc măng tây và su su đã cắt khúc.
Nguyên liệu
Ngọn măng tây.
Thịt bò thăn.
Bánh bao không nhân.
Cam.
Cách chế biến
Bước 1: Thịt được xắt mỏng và dài rồi chiên cùng măng tây.
Bước 2: Hấp bánh bao.
Bước 3: Cam lột vỏ và tách múi.
Nguyên liệu
Mì Ý.
Thịt bò xay.
Táo.
Cách chế biến
Bước 1: Luộc mì. Mì chín, cắt mì thành sợi vừa ăn.
Bước 2: Cắt lát táo cho bé tráng miệng.
Nguyên liệu
Bánh mì.
Trứng gà.
Bơ.
Cách chế biến
Bước 1: Cắt bánh thành sợi vừa đủ cho trẻ ăn.
Bước 2: Luộc trứng, bóc vỏ, để trứng nguội rồi cắt nhỏ trứng.
Bước 3: Lột vỏ bơ và cắt lát bơ vừa đủ để bé cầm.
Nguyên liệu
Cà rốt.
Bông cải xanh.
Dưa leo.
Thịt gà.
Cách chế biến
Bước 1: Rửa nguyên liệu.
Bước 2: Luộc nguyên liệu.
>> Xem thêm: Gợi Ý Thực Đơn Cho Bé 6 Tuổi Đầy Đủ Dinh Dưỡng Nhất 2023
Nguyên liệu
Bánh mì.
Trứng gà.
Cách chế biến
Bước 1: Luộc trứng và cắt đôi.
Bước 2: Xẻ bánh mì thành sợi.
Nguyên liệu
Cách chế biến
Bước 1: Rửa nguyên liệu.
Bước 2: Hấp, lóc xương cá và để nguội.
Bước 3: Luộc và cắt khoai tây và cải thìa thành miếng vừa ăn.
Bước 4: Cam bóc vỏ và tách thành các múi nhỏ.
Nguyên liệu
Mì sợi.
Thịt bò xay.
Cà chua.
Cách chế biến
Bước 1: Hấp thịt bò xay trộn cà chua.
Bước 2: Mì luộc để nguội và cắt thành sợi.
Bước 3: Thái lát dâu tây
Nguyên liệu
Ức gà.
Nho Mỹ tráng miệng.
Yến mạch.
Bí đỏ.
Cách chế biến
Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, lóc hạt, cắt thành miếng vừa đủ để bé ăn được rồi luộc.
Bước 2: Ức gà rửa sạch, luộc và xé nhỏ.
Bước 3: Đun đặc yến mạch trong nước sôi.
Nguyên liệu
Bánh phở vuông.
Thịt bò.
Cải thìa.
Cách chế biến
Bước 1: Bánh phở và cải thìa hấp chín và cắt lát.
Bước 2: Thái lát thịt bò và luộc sơ.
Nguyên liệu
Bánh mì ngũ cốc.
Trứng gà.
Bí đỏ.
Việt quất.
Cách chế biến
Bước 1: Cắt bí đỏ thành các miếng nhỏ.
Bước 2: Luộc trứng và bí đỏ.
Bước 2: Cắt trứng và bánh mì thành lát mỏng.
>> Xem thêm: Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 10 Tháng Phát Triển Toàn Diện
Nguyên liệu
Nui.
Thịt bò xay.
Cà chua.
Lê.
Cách chế biến
Bước 1: Luộc nui.
Bước 2: Vo viên thịt xay và rim với cà chua.
Nguyên liệu
Bánh ngũ cốc nguyên hạt.
Bơ.
Cách chế biến
Bước 1: Trứng luộc chín và cắt lát.
Bước 2: Bày các món ra để trẻ ăn.
Nguyên liệu
Khoai lang.
Má đùi gà lóc xương.
Ớt chuông.
Cách chế biến
Bước 1: Luộc, để nguội và cắt nhỏ khoai và má đùi gà.
Bước 2: Thái sợi ớt chuông.
Nguyên liệu
Trứng gà.
Đậu Hà Lan.
Cách chế biến
Bước 1: Đập trứng ra tô và khuấy trứng.
Bước 3: Đậu Hà Lan rửa sạch rồi luộc.
Bước 4: Cho đậu Hà Lan và trứng vào hấp. Cho gia vị, hấp xong xắt trứng thành sợi.
Nguyên liệu
Mì Ý.
Thịt bò xay.
Cà chua.
Kiwi (đồ tráng miệng).
Cách chế biến
Bước 1: Luộc mì.
Bước 2: Thịt xào với cà chua cho đến khi cà chua nhuyễn.
Bước 3: Trộn mì với thịt xào và cà chua.
Nguyên liệu
Bánh ngũ cốc nguyên hạt.
Táo.
Cách chế biến:
Bước 1: Rửa sạch táo và gọt vỏ táo.
Bước 2: Xắt miếng và hấp táo để bé ăn kèm với bánh.
Nguyên liệu: 10 gram thịt/cá.
Cách chế biến:
Bước 1: Hấp thịt/cá.
Bước 2: Băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thịt/cá.
Nguyên liệu
¼ quả táo.
¼ quả lê.
¼ quả chuối.
Cách chế biến
Bước 1: Thái quả thật dài và mỏng.
Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu.
Nguyên liệu: 15gram loại rau củ thích hợp với trẻ.
Cách chế biến:
Bước 1: Rửa và thái rau củ thành thanh dài.
Bước 2: Hấp rau củ
>> Xem thêm: Gợi Ý 5 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 8 Tháng Đầy Đủ Chất
Nguyên liệu
1 con tôm.
10gam rau trẻ thích.
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế tôm và rau.
Bước 2: Luộc nguyên liệu.
Nguyên liệu
30 gram gạo trắng.
1 lòng đỏ trứng.
10gam rau luộc.
Cách chế biến
Bước 1: Nấu cơm.
Bước 2: Bác trứng rối.
Bước 3: Trộn cơm với trứng.
Bước 4: Rau được rửa, thái dài rồi luộc.
Nguyên liệu
10 gram gạo.
10 gram cá hồi.
Cách chế biến
Bước 1: Nấu cơm.
Bước 2: Hấp cá rồi xay nhuyễn.
Bước 3: Trộn cơm với cá xay thành hỗn hợp.
Bước 4: Bốc các phần nhỏ từ hỗn hợp rồi vo viên.
Nguyên liệu
Thịt gà.
Phô mai.
Gạo.
Cách chế biến
Bước 1: Bỏ da và xương gà.
Bước 2: Băm nhuyễn thịt.
Bước 3: Nấu cháo trắng.
Bước 4: Đổ thịt vào nồi cháo.
Bước 5: Đổ phô mai và 1 muỗng dầu ăn riêng cho bé vào cháo chín.
Nguyên liệu
3 nắm nhỏ gạo tẻ.
1 nắm nhỏ gạo nếp.
70 gram thịt gà.
50 gram khoai lang.
Nước tiết từ thịt gà.
Cách chế biến
Bước 1: Nấu cháo trắng.
Bước 2: Thịt rửa sạch, thái lát mỏng, băm và vo viên.
Bước 3: Phi thơm thịt và mắm. Cho nước dùng vào để nấu mềm thịt.
Bước 4: Khoai lang gọt vỏ, thái lát mỏng, hấp, nghiền nhuyễn rồi đun thành bột 1-2 phút.
Bước 5: Tắt bếp và thêm dầu ô liu vào bột.
Nguyên liệu
Gạo.
Thịt gà.
Cách chế biến
Bước 1: Hạt sen ngâm từ đêm hôm trước rồi rửa sạch.
Bước 2: Nếu chưa nấu cháo, hãy ninh hạt sen và thịt cùng cháo. Nếu đã nấu cháo, hãy luộc/hầm thịt gà và hạt sen.
Bước 3: Băm thịt, nghiền nhuyễn hạt sen rồi cho vào nồi cháo.
Bước 4: Thêm mắm vào cháo sôi.
Bước 5: Thêm 5ml dầu oliu vào cháo lúc tắt bếp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng bTaskee gợi ý để bạn tham khảo. Hy vọng qua đây bạn sẽ biết cách sắp xếp thực đơn phù hợp để cho bé những bữa thức ăn thật giàu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Kiểu Nhật Đầy Đủ Dinh Dưỡng
Thực Đơn Cho Bé 3 Tuổi Biếng Ăn Giúp Kích Thích Vị Giác
Hình ảnh: Pinterest, The kitchn, Food 52, Lq Quora, Rouxbe, The Daring Gourmet,...
Chia sẻ bài viết này!